Thực vật Rừng_hỗn_hợp_Hyrcania_Caspi

Rừng lá rộng rụng lá tại tỉnh Gīlān, Iran

Thảm thực vật tại đây là rừng lá rộng rụng lá ôn đới với 32,7% diện tích là Sồi phương Đông. Một đặc điểm chính của khu vực này là có ít cây lá kim. Chỉ còn một số tàn dư của cây lá kim tồn tại đến ngày nay gồm Thanh tùng châu Âu, Bách xù, Bách Địa Trung Hải, Trắc bách.

Khu vực đồng bằng ven biển Caspi từng được bao phủ bởi Sồi lá dẻ, Hoàng dương châu Âu, Sủi châu Âu, Sủi Kavkaz, Dương Caspi, Dẻ tai Kavkaz, nhưng những khu rừng này đã được chuyển đổi gần như hoàn toàn thành đất nông nghiệp và đô thị.

Các sườn dốc thấp hơn của dãy núi Talysh và Alborz ở độ cao dưới 700 mét (2.300 ft) có các khu rừng ẩm ướt đa dạng là nơi có mặt của sồi lá dẻ, trăn châu Âu, lim Ba Tư, du Kavkaz, thị sen cùng các loài cây bụi như đông thanh, đậu chổi, cà độc dược,[2] cây dây leo như khúc khắc, thường xuân.[3] Trong đó lim Ba Tư là một loài đặc hữu của dãy núi Talysh và miền bắc Iran.[4]

Ở độ cao trung bình từ 700 và 1.500 m (2.297 và 4.921 ft), sồi phương Đông chiếm ưu thế. Một số loại gỗ cứng quý hiếm khác bao gồm sồi lá dẻ, sồi Kavkaz, trăn châu Âu, trăn phương Đông, dẻ thơm.[5] Các khu rừng sồi ở đây có mối liên kết chặt chẽ với các khu rừng sồi ở Balkan. Tuy nhiên các điều kiện tự nhiên như độ dốc và hình thái học, chẳng hạn như độ ẩm của đất và độ sâu ảnh hưởng đến thảm thực vật tạo thành các loài sồi khác nhau.

Vùng núi phía trên và phụ núi cao được đặc trưng bởi sồi Kavkaz, trăn phương Đông, các loài cây bụi và thảo nguyên. Lãnh nguyên núi cao ở khu vực núi cao nhất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rừng_hỗn_hợp_Hyrcania_Caspi http://www.nationalgeographic.com/wildworld/profil... http://www.cepf.net/xp/cepf/where_we_work/caucasus... http://www.mobot.org/MOBOT/Research/russia/azerbai... http://whc.unesco.org/en/list/1584 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://worldwildlife.org/ecoregions/pa0407 https://financialtribune.com/articles/travel/98765... https://archive.is/20130703233224/http://www.caspi... https://archive.org/stream/mammalsofsov221992gept#... https://web.archive.org/web/20080725052824/http://...